Vì sao nhà có đất hay không bạn cũng nên trồng cây rau diếp cá? Câu trả lời nhiều người không nghĩ đến

Rau diếp cá không còn xa lạ với người Việt nhưng ít ai ngờ tới những công năng thần kỳ của loại cây này!

Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của rau diếp cá

Diếp cá còn gọi là dấp cá -tiếng Hán gọi là ngư tinh thảo. Sách “Bản thảo cương mục” viết là trấp cá.Tên khoa học của diếp cá là Houttuynia cordata Thunb thuộc họ lá dấp (saururaceae).Là loại cây mọc hoang và được trồng làm rau. Được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh – bộ phận dùng là toàn cây tươi hoặc khô. Theo Đông y, tính vị diếp cá hơi lạnh, cay, hơi độc, đi vào kinh phế. Tác dụng chữa trĩ, đinh nhọt, sởi, đau mắt đỏ do vi khuẩn mủ xanh, bí tiểu tiện, phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thể phối hợp với một số vị thuốc Nam khác chữa sốt xuất huyết. Thường dùng dưới dạng sắc hoặc ép nước cốt – chế dầu dấp cá để nhỏ mắt. Liều dùng thông thường loại cây khô từ 6 – 12g, hoặc cây tươi (dùng lá) từ 20 – 40g).Theo sách “Nam dược thần hiệu” rau diếp cá vị cay, tanh hôi (có mùi tanh như cá), tính ấm mát, hơi độc, chữa chốc đầu, ghẻ lở, đau răng v.v. Sách “Bản thảo cương mục” cũng nói tương tự.

Rau diếp cá là một loại cây ngoài có tác dụng để ăn sống còn có rất nhiều tác dụng như kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, chống ung thư và đặc biệt nó được coi là ” thần dược ” đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Từ xa xưa diếp cá đã được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị giúp kích thích tiêu hóa, tăng thêm mùi vị món ăn, tạo cảm giác ngon miệng.

Rau diếp cá còn có những cách gọi khác là cây lá giấp, ngư tinh thảo,… thuộc loài cỏ nhỏ, sống nơi ẩm ướt, thân rễ mọc sâu dưới đất. Thân cây diếp cá mọc đứng, thường ít lông hoặc không lông, đầu lá hơi nhỏ; lá hình tim, hoa nhỏ và mùi hương toát ra có vị tanh như mùi cá.

Bên cạnh đó, rau diếp cá còn thường xuyên được dùng như một món ăn bổ mát quen thuộc của người châu Á hiện nay.

Các thành phần dinh dưỡng có trong rau diếp cá cực có lợi cho sức khỏe như sau:
Khoáng chất: Canxi, magie, kali và axit lauric.

Chất chống oxy hóa: Rutin, hyperin và quercetin.

Alkaloid và và flavonoid có khả năng chữa bệnh và cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể.

Chất xơ và vitamin C.
Hơn nữa, rau diếp cá còn có thêm 1 số loại tinh dầu có lợi khác.

Rau diếp cá có tác dụng gì?

Nhờ vào giá trị dinh dưỡng trong rau diếp cá dồi dào, nên loại rau này mang đến nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ. Có thể kể đến như:

Rau diếp cá trị mụn và tốt cho da

Rau diếp cá có khả năng giải độc cực tốt, giúp da trở nên khỏe khoắn, chữa lành các vết thâm, chàm, vẩy nến, mụn trứng cá. Đồng thời, chất oxy hóa trong rau diếp cá còn có thể giúp làm sạch da, giảm viêm nhiễm, tăng sự kích thích tái tạo da, cải thiện hầu hết các vấn đề liên quan đến da.

Tác dụng của rau diếp cá với bệnh đái tháo đường
Rau diếp cá còn chứa hợp chất ethanol. Trong một số nghiên cứu trên những người bệnh đái tháo đường cho thấy, người bệnh khi uống nước rau diếp cá trong nhiều ngày thì sẽ làm giảm hàm lượng đường glucose trong máu khi đói hiệu quả.

Hơn nữa, thành phần chứa trong rau diếp cá còn có khả năng phòng chống tiểu đường, với vai trò chính là kiểm soát và ổn định hàm lượng đường huyết trong cơ thể. Do đó, rau diếp cá luôn được xem là một liều thuốc tiềm năng để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường.

Kiểm soát cân nặng hiệu quả

Các thành phần chứa trong rau diếp cá không chỉ có công dụng cải thiện đường huyết, mà nó còn có thể chống béo phì. Uống nước rau diếp cá mỗi ngày còn giúp làm giảm mỡ thừa trong cơ thể, hỗ trợ kiểm soát cân nặng vô cùng hiệu quả.

Cải thiện tình trạng tiểu buốt
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bị chứng tiểu buốt thì người bệnh có thể dùng rau diếp cá vào các bữa ăn hàng ngày. Điều đó không chỉ giúp giảm tiểu buốt mà còn lợi tiểu hơn. Cũng bởi tác dụng đó mà nhiều bài thuốc đông y đã tận dụng tốt lợi ích của rau diếp cá để bào chế ra thuốc lợi tiểu.

Rau diếp cá có tác dụng: Giải độc cơ thể

Việc rau diếp cá có khả năng tiêu trừ độc tố, thanh lọc cơ thể, thải độc trong cơ thể là điều không thể bàn cãi. Đây là một bí quyết dân gian được truyền lại từ xưa đến nay.


Tăng cường hệ miễn dịch

Theo một số nghiên cứu chứng minh chỉ ra rằng, rau diếp cá chứa thành phần dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch, bởi các chất đó sẽ giúp kích thích sản sinh tế bào bạch cầu. Nhờ đó, cơ thể sẽ được tăng cường sức đề kháng và giúp có khả năng miễn dịch tốt nhất.

Rau diếp cá giúp hạ sốt cho trẻ em

Nếu thời tiết thay đổi, trẻ em thường rất dễ bị cảm, nóng và sốt. Lúc này, nếu bé chỉ bị sốt nhẹ và không cần dùng đến thuốc tây, thì rau diếp cá sẽ giúp cho trẻ hạ sốt nhanh và hiệu quả.

Rau diếp cá 30g để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và uống làm một lần; đồng thời, lấy bã đắp vào thái dương.

Hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi, bệnh lý nhiễm trùng

Rau diếp cá có còn được dùng vào việc điều trị viêm phổi, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới nhiễm trùng vì chứa thành phần kháng khuẩn.

Tăng sức đề kháng

Ăn rau diếp cá đúng cách sẽ giúp cho cơ thể bạn nâng cao sức đề kháng. Khi cơ thể được thanh lọc, mọi người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tràn đầy năng lượng hơn.

Chữa bệnh trĩ: Người bị bệnh trĩ có thể ăn sống rau diếp cá hàng ngày, ngoài ra có thể dùng lá diếp cá nấu nước để xông, ngâm, rửa lúc còn ấm. Bã còn lại rịt vào hậu môn.

Chữa sốt xuất huyết: Rau diếp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100g – sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày có khả năng giúp hạ sốt.

Chữa táo bón: Sao khô 10g diếp cá, hãm với nước sôi khoảng 10 phút, uống thay trà hàng ngày. Uống đều trong 10 ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều: Rau diếp cá 40g, ngải cứu 30g (cả hai đều dùng tươi). Rửa sạch rau diếp cá và ngải cứu, giã nhỏ lọc bằng nước sôi để nguội, lấy một bát nước thuốc, uống làm 2 lần trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.

Uống rau diếp cá mỗi ngày có tốt không?

Về cơ bản, rau diếp cá thường có tính hàn, có thể ăn kèm cùng với các loại rau thơm khác. Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ chứng minh về việc ăn rau diếp cá gây hại nào cả.

Tỉ lệ gây hại của rau diếp cá là khá thấp. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc bạn được phép lạm dụng quá nhiều. Lượng rau phù hợp để bổ sung mỗi ngày thích hợp nhất là từ 10 – 12g lá diếp cá khô om trà uống, hoặc 20 – 40g diếp cá tươi ăn trực tiếp, làm nước ép.

Đối với việc dùng diếp cá để trị bệnh, các bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có được sự tư vấn tốt nhất trước khi dùng.

Không nên lạm dụng rau diếp cá quá nhiều dễ gây ra tác dụng phụ

Không nên lạm dụng rau diếp cá quá nhiều dễ gây ra tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ của rau diếp cá

Gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận: Nếu dùng một lượng rau diếp cá quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng thận phải hoạt động quá mức.

Tiêu chảy, lạnh bụng: Điều này rất dễ xảy ra với những ai có cơ địa hàn, tay chân thường xuyên bị lạnh.

Nguy cơ ngộ độc: Môi trường sinh sống của cây diếp cá có thể nhiễm vi khuẩn, giun, sán. Thế nên, việc ăn sống chưa qua vệ sinh kỹ thì rất dễ gây hại cho cơ thể đấy.

Một số cách sử dụng rau diếp cá để tốt cho sức khỏe

Cách sử dụng rau diếp cá khá đa dạng, tuỳ vào nhu cầu và sở thích của mọi người có thể chế biến, thưởng thức và dùng loại rau này như sau:

Ăn sống rau diếp cá

Làm nước ép rau diếp cá

Làm mặt nạ rau diếp cá để dưỡng da

Tận dụng rau diếp cá để làm thuốc chữa bệnh. Điển hình như:

Bài thuốc giúp hạ sốt cho trẻ em: Lấy diếp cá 20 gam, rửa sạch, giã nát rồi lọc bã lấy nước. Cho trẻ uống 2 lần cho tới lúc hạ sốt. Hoặc dùng 15 gam rau diếp cá kết hợp với 12 gam lá hương trà, rửa sạch om nước cho trẻ uống hạ sốt.

Bài thuốc trị mụn nhọt sưng tấy nhưng chưa có mủ: Lấy 12 gam rau diếp cá rửa sạch, giã nát, lấy phần bã để đắp vào vị trí mụn. Tiến hành ngày 2 lần, liên tục trong 3 ngày thì sẽ thấy được hiệu quả cực rõ rệt.

Bài thuốc chữa mắt đỏ gây nên bởi trực khuẩn mủ xanh: Dùng 35 gam rau diếp cá, rửa sạch, tráng qua nước sôi để nguội, để ráo nước rồi giã nát. Tiếp theo, ép hai miếng gạc sạch để đắp lên mắt sung khi đi ngủ. Thực hiện liên tục trong 3 ngày sẽ giúp trị được chứng mắt đỏ.

Rau diếp cá có thể ăn sống, làm nước ép, bài thuốc dân gian…

Rau diếp cá có thể ăn sống, làm nước ép, bài thuốc dân gian…

Lưu ý khi ăn diếp cá

Cần phải rửa rau diếp cá thật sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn, giun sán.

Không nên ăn rau diếp cá quá nhiều, mỗi ngày tối đa chỉ nên dùng 1 lượng từ 20-40g diếp cá tươi.

Tránh việc uống nước rau diếp cá khi bụng đang đói vì rất dễ gây hại cho dạ dày.

Với người bụng yếu, có thể trạng hàn, tay chân bị lạnh, dễ đau bụng thì không nên uống nước rau diếp cá sau 10:00 tối.

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về rau diếp cá. Hy vọng, tất cả mọi người sẽ biết thêm được những công dụng hữu ích từ loại rau này, cũng như tận dụng để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày nhé.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *