“Người nghèo đừng tìm người thân, ngựɑ yếu đừng vào binh trại”: Khi bạn nghèo, coi thường bạn đầu tiên không ɑi khác chính là những người thân thiết nhất củɑ mình

Tình thân có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhưng khi bạn nghèo khó thì khó lòng nhận được sự tôn trọng từ người khác.

Mỗi người đều có tình thân của riêng mình, ai cũng đều coi trọng thứ tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng đó. Nhưng có một điều bạn nhất định phải hiểu, khi bạn nghèo khó thì sẽ chẳng mấy người tôn trọng bạn, thậm chí họ còn lợi dụng điều đó để bắt nạt bạn.

Khi bạn giàu có thì họ đố kị với bạn, họ nịnh bợ bạn, họ khách sáo với bạn và từ đầu cho đến cuối hóa ra lại chẳng thể bằng bạn bè. Người đói đừng ăn hẹ vì dễ bị nóng trong người, người nghèo đừng tìm người thân nếu không muốn chuốc lấy đau khổ.
Cổ nhân dạy: “Biết được ai là hoa trên lụa, ai là than trong tuyết”. Bởi thế chỉ khi nghèo khó bạn mới hiểu được lòng người.

Tất nhiên, không phải lúc nào nghèo khó cũng không nhận được sự giúp đỡ từ người thân. Thế nhưng, không ít người viện vào cái việc bạn nghèo khó mà không những không giúp đỡ mà còn coi thường bạn. Muốn nhận được sự tôn trọng, muốn giữ tự tôn của mình thì chỉ có cách duy nhất là dựa vào bản thân, đấy chính là hiện thực của xã hội mà bạn phải chấp nhận.

Anh em ruột thịt sẽ có những lúc đồng tình, gần gũi, gắn bó với nhau. Nhưng không phải lúc nào bạn gặp khó khăn cũng có thể dựa dẫm, nhờ cậy họ. Đến khi khó bạn mới hiểu, không chỉ bạn bè, đồng nghiệp mà đến cả người thân cũng sẵn sàng rời xa bạn, đến cả lời nói cũng xa cách, ánh mắt cũng thay đổi lạnh nhạt đến khó tin. Đấy là lý do bạn hãy thôi mong chờ vào người khác hãy dựa vào thực lực của chính mình để vực dậy.
Người nghèo đừng tìm người thân, ngựa yếu đừng vào binh trại”: Khi bạn nghèo, coi thường bạn đầu tiên không ai khác chính là những người thân thiết nhất của mình - Ảnh 1.

Cuộc sống của con người không phải lúc nào cũng gặp may mắn, thuận lợi. Sẽ có những lúc khó khăn, vấp ngã. Chỉ cần bạn quyết tâm thì bất cứ điều gì bạn cũng có thể làm, khi bạn không làm thì điều gì cũng không thể. Đến lúc tận tụy vì thứ bạn cố gắng, bạn sẽ có thành quả trong nay mai mà thôi.

Khi khó khăn, bạn có thể sống trong một căn phòng nhỏ hơn, ăn rau, mặc đi mặc lại những bộ đồ cũ nhưng bạn nhất định phải nghĩ cách kiếm tiền, vì nếu không có tiền thì ai cũng có thể coi thường bạn cả. Khi bạn có tiền bạn mặc quần áo cũ họ nói bạn giản dị, bạn ăn rau họ cũng nói bạn biết giữ gìn sức khỏe, ăn uống khoa học. Đó là quy luật tàn nhẫn nhất trong cuộc sống.

Người nghèo dù có gặp hoạn nạn cũng đừng mong chờ quá nhiều từ bạn bè. Lúc sung sướng bạn có thể chia sẻ với họ nhưng khi hoạn nạn hãy tự mình gánh chịu.

Tôi từng nghe kể về câu chuyện như thế này: 10 năm trước hàng xóm láng giềng của bạn đối xử tốt với bạn vì nể nang cha mẹ bạn có tiền, có của, có tâm. 10 năm sau hàng xóm láng giềng lại đối xử tốt với bố mẹ bạn, con cái của bạn đó chính là vì bạn.

Xã hội thay đổi, ngoài cách lúc nào cũng hết mình nỗ lực chúng ta vốn chẳng còn lựa chọn nào khác. Hiện thực cho thấy cho dù là người thân hay kẻ xa lạ đều như nhau.

Tất nhiên, người ngoài nhìn bạn bằng con mắt nào bạn không nhất định phải phiền lòng, để ý. Nhưng vì một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn của bản thân bạn phải không ngừng nỗ lực kiếm tiền.

Người nghèo đừng tìm người thân, ngựa yếu đừng vào binh trại”: Khi bạn nghèo, coi thường bạn đầu tiên không ai khác chính là những người thân thiết nhất của mình - Ảnh 2.

Bạn đã từng nghe câu nói: Người nghèo nơi thành thị không ai hỏi, người giàu nơi thâm sơn ai cũng biết đến. Cho dù không muốn tin nhưng cứ nhìn trên bàn rượu, chén chú chén anh bao giờ cũng dành cho người giàu sang phú quý, còn người nghèo thì sẽ để lại sau cùng, thậm chí còn không buồn bàn đến.
Người có tiền đi đâu cũng sẽ nhận được sự xem trọng từ người khác, lời nói của họ bỗng có trọng lượng hơn. Trong xã hội bạn có tiền thì việc gì bạn làm cũng có đạo lý.

Nói đi nói lại thì cũng chỉ một câu: Đời người vì thành tựu của bản thân đạt được bao nhiêu mà sẽ được xem trọng hay bị coi thường. Thành tựu không cao bạn bị người khác coi thường. Đạo đức không cao bạn mới bị bắt nạt. Tình cảm không thành thật bạn mới bị cười chê.

Vốn dĩ, đời người không có ai hoàn mỹ, đó là cả một quá trình tôi luyện. Việc bạn làm chỉ cần bạn thật sự tìm được niềm vui trong công việc, hoàn thiện nhân phẩm, sống thành thật. Thế giới này không có ai là hoàn hảo, quan trọng nhất hãy sống sao để người khác tôn trọng mình.

Cuối cùng hy vọng rằng bạn sẽ tìm được mục đích sống đích thực của bản thân, không bị che mờ đôi mắt bởi những cám dỗ ngoài kia.

Xem thêm:

“Ni cô Huyền Trang” của Biệt động Sài Gòn: Mỹ nhân có cuộc sống bình yên, viên mãn nhất dàn diễn viên chính

Có lẽ nhờ cuộc sống hạnh phúc, đầm ấm, nên ở tuổi ngoài thất thập, NSND Thanh Loan vẫn toát lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng.

“Bóng hồng” gây thương nhớ của “Biệt động Sài Gòn”

Dù đã được công chiếu cách đây hơn 30 năm, nhưng Biệt động Sài Gòn vẫn là bộ phim kinh điển của điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Thời điểm ra mắt, phim đã tạo nên hiện tượng khắp trong Nam ngoài Bắc, mang lại thành công vang dội cho dàn diễn viên chính gồm Thanh Loan, Hà Xuyên, Quang Thái, Thúy An, Thương Tín, Hai Nhất…

Đặc biệt, NSND Thanh Loan đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc khi vào vai Huyền Trang, nữ chiến sĩ biệt động với đôi mắt sâu thẳm, cuốn hút cùng tính cách mạnh mẽ, gan góc.

Trong phim, để thực hiện nhiệm vụ, Huyền Trang phải cải trang thành ni cô hòng che mắt kẻ thù. Ở trận đánh cuối cùng, cô hy sinh vì nghĩa lớn, bỏ lại mối tình còn dang dở với “trùm tình báo” Tư Chung.

"Ni cô Huyền Trang" của Biệt động Sài Gòn: Mỹ nhân có cuộc sống bình yên, viên mãn nhất dàn diễn viên chính - Ảnh 1.

Qua sự hóa thân xuất sắc của nghệ sĩ Thanh Loan, vai diễn ni cô Huyền Trang đã lấy đi nhiều nước mắt của khán giả. Để rồi bao năm đã trôi qua, nhiều người vẫn nhớ thương vẻ đẹp trong veo, thánh thiện cùng sự anh dũng của nữ chiến sĩ biệt động này.

Được biết, trước khi góp mặt trong Biệt động Sài Gòn , nghệ sĩ Thanh Loan đã đóng một số phim và làm việc tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị. Năm 1984, bà tình cờ gặp họa sĩ Trịnh Thái – người thiết kế mỹ thuật chính của phim Biệt động Sài Gòn khi vào TP.HCM công tác.

Nghe họa sĩ Trịnh Thái kể chưa tìm được diễn viên đóng vai ni cô Huyền Trang dù phim đã quay 1 năm, nghệ sĩ Thanh Loan liền đề xuất cho bà đọc kịch bản. Vì yêu mến nhân vật, Thanh Loan xin phép cơ quan cho đi đóng phim.

"Ni cô Huyền Trang" của Biệt động Sài Gòn: Mỹ nhân có cuộc sống bình yên, viên mãn nhất dàn diễn viên chính - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Thanh Loan thời trẻ

"Ni cô Huyền Trang" của Biệt động Sài Gòn: Mỹ nhân có cuộc sống bình yên, viên mãn nhất dàn diễn viên chính - Ảnh 3.

Để hóa thân vào vai Huyền Trang một cách chân thật nhất, NSND Thanh Loan đã cắt đi mái tóc dài bởi ngày xưa không có mũ cao su nịt đầu. Sau đó, bà vào chùa ở 1 tuần, ăn cơm chay và tập cách tụng kinh, gõ mõ, đánh chuông, cách đi khất thực sao cho giống một người tu hành. Mặt khác, nữ nghệ sĩ còn tập chèo ghe, ngâm mình trong sông nước Nam Bộ…

Nhờ sự tận tâm này, nghệ sĩ Thanh Loan đã đưa ni cô Huyền Trang trở thành vai diễn để đời của mình. Sau này, nhiều khán giả vẫn luôn nhớ tới và gọi bà bằng cái tên Huyền Trang.

Tuy nhiên, vai diễn trong Biệt động Sài Gòn cũng là vai cuối cùng trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của NSND Thanh Loan. Sau thành công của bộ phim, dù nhận được nhiều lời mời nhưng bà đều từ chối vì không tìm được kịch bản phù hợp hay nhân vật đủ sức vượt qua cái bóng của quá khứ.
Dừng đóng phim, nghệ sĩ Thanh Loan tập trung cho công việc phát thanh viên, đạo diễn, rồi Phó Giám đốc Hãng phim Công an. Sau này, bà nghỉ hưu với quân hàm đại tá.

Cuộc sống bình yên, viên mãn ở tuổi xế chiều

Có thể nói, trong dàn diễn viên chính của Biệt động Sài Gòn năm ấy, NSND Thanh Loan là người có cuộc sống bình yên, viên mãn nhất.

Nếu như Thương Tín về già nhiều bệnh tật, phải chật vật mưu sinh; Hà Xuyên từng làm mẹ đơn thân, một mình gồng gánh nuôi 2 con khôn lớn; Quang Thái trải qua 2 đời vợ, tuổi già lại bị tai biến rồi qua đời; Thúy An cũng lâm cảnh hồng nhan bạc phận; thì Thanh Loan lại có đời tư bình lặng, ít gặp sóng gió.

Nghệ sĩ Thanh Loan gặp gỡ và nên duyên với ông xã là một giáo sư, tiến sĩ khoa học vào năm 23 tuổi. Ấn tượng đầu tiên về người bạn đời trong mắt bà là một người đàn ông cao to, đẹp trai lại tri thức, hiểu biết mà hiền hậu. Bà bị ông “chinh phục” bằng những vần thơ, những bức vẽ chân dung.

"Ni cô Huyền Trang" của Biệt động Sài Gòn: Mỹ nhân có cuộc sống bình yên, viên mãn nhất dàn diễn viên chính - Ảnh 4.

Nghệ sĩ Thanh Loan có cuộc sống bình yên, viên mãn ở tuổi xế chiều

Sau nhiều năm chung sống, vợ chồng bà có với nhau 2 người con và đều không theo nghệ thuật. Tuy nhiên, nghệ sĩ Thanh Loan lại cho rằng điều đó là may mắn, bởi nghệ thuật rất vất vả, phải có thanh sắc, không thì không tạo dựng được sự nghiệp gì.

"Ni cô Huyền Trang" của Biệt động Sài Gòn: Mỹ nhân có cuộc sống bình yên, viên mãn nhất dàn diễn viên chính - Ảnh 5.

Ở tuổi 72, NSND Thanh Loan cùng ông xã ở trong một căn hộ chung cư ở Hà Nội. Vì được hưởng lương hưu Đại tá, cao hơn rất nhiều bạn nghề, nên bà có thể sống thoải mái, không cần phụ thuộc kinh tế các con. Nữ nghệ sĩ chia sẻ hiện đã lên chức bà, có 3 cháu ngoại, 2 cháu nội. Con cháu đều ngoan và giỏi nên bà rất mừng và yên tâm.

"Ni cô Huyền Trang" của Biệt động Sài Gòn: Mỹ nhân có cuộc sống bình yên, viên mãn nhất dàn diễn viên chính - Ảnh 6.

Nữ nghệ sĩ luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan

Dù nghỉ hưu đã lâu nhưng nghệ sĩ Thanh Loan vẫn tích cực tham gia các công tác hội. Bà là quyền chủ tịch của Hội điện ảnh Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội. Vì thế, so với thời chưa nghỉ hưu, bà còn có phần bận rộn hơn.

Khi sắp xếp được thời gian và sức khỏe, NSND Thanh Loan thường cùng con cái đi du lịch, hay tụ họp với bạn bè, đồng nghiệp cũ. Có lẽ nhờ cuộc sống hạnh phúc, đầm ấm, nên ở tuổi ngoài thất thập, mỹ nhân một thời của Biệt động Sài Gòn vẫn toát lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *